Những lưu ý khi nuôi cá mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng tại Việt Nam kéo dài khiến cho cá nuôi phải đối diện với tình trạng nhiệt độ cao trong thời gian dài và những bệnh dịch thường xảy ra trong mùa nắng nóng. Bà con cần hiểu biết ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng đối với cá nuôi và những lưu ý khi nuôi cá mùa nắng nóng để có những biện pháp phòng bệnh cho cá tránh thiệt hại kinh tế.


1. Tác hại của nắng nóng đối với cá nuôi

Nuôi cá mùa nắng nóng cần lưu ý vấn đề oxy trong nước ao, khi nhiệt độ cao cá cần lượng oxy nhiều để tiến hành trao đổi chất, cần đảm bảo oxy trong nước đầy đủ để cá nuôi không bị ảnh hưởng.

Nắng nóng cũng khiến ao nuôi cá phát sinh nhiều loại khí độc ảnh hưởng đến chất lượng nước ao nuôi và cá dễ bị sốc nhiệt. Bên cạnh đó mỗi loài cá nuôi đều có yêu cầu khác nhau về nhiệt độ trong các giai đoạn sinh trưởng, sinh sản. Nhiệt độ cao kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cá nuôi trong ao.


2. Lưu ý chăm sóc cá mùa nắng nóng

Bà con nuôi cá mùa nắng nóng có thể thực hiện những biện pháp chăm sóc cá như sau:

2.1. Mô hình trại sản xuất cá giống

Có thể làm cột để căng phủ lưới lan màu xanh lên trên ao nuôi cá giống để giảm ảnh nắng chiếu xuống mặt nước giảm nhiệt độ cho nước ao nuôi. Thường xuyên bổ sung nước vào ao nuôi để tránh việc giảm mực nước ao do tình trạng bốc hơi dưới nắng nóng.

Tính toán mật độ cá trong ao ương để định lượng, kiểm soát lượng thức ăn cho cá, không để nhiều thức ăn dư thừa đọng dưới đáy ao. Thường xuyên bổ sung nước sạch cho ao ương. Sử dụng các chế phẩm sinh học xử lý môi trường nước ao nuôi. Liên hệ đặt mua cá giống 0567 44 1234.


2.2. Mô hình nuôi cá trong ao, hồ nhỏ

Giảm khẩu phần ăn của cá khoảng 50 – 60% trong những ngày trời nắng từ 35 độ trở lên. Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng việc bổ sung vitamin và khoáng chất vào thức ăn cho cá. Liều lượng vitamin và khoáng chất mỗi ngày cần thiết là 3-5g/100kg cá.

Mực nước ao nuôi cá cần đảm bảo từ 1,5 – 2m trong mùa nắng. Đối với mô hình nuôi cá này có thể sử dụng phương pháp thả bèo tây vào ao nuôi để cá nuôi có thể trú nắng. Chỉ nên thả bèo tây phủ ven bờ ao nuôi.


2.3. Mô hình nuôi cá trong lồng bè

Hạ thấp lồng nuôi xuống độ sâu 2,5 đến 3m và đậy nắp lồng để tránh thất thoát cá nuôi. Treo túi vôi bột vào các góc lồng để phòng bệnh cho cá. Đảm bảo vệ sinh lồng nuôi, lưới không bị tắc nghẽn để nước lưu thông dễ dàng.


3. Các biện pháp phòng bệnh cho cá mùa nóng

Phòng bệnh cho cá mùa nắng nóng là điều bà con cần thực hiện để đảm bảo cá phát triển khỏe mạnh.

3.1. Quản lý nhiệt độ

Có thể giảm bớt nắng nóng cho cá nuôi bằng một số biện pháp như: nâng cao mực nước, tạo những vùng tránh nóng cho cá bằng bèo, lục bình, bóng râm, mái che, hạ lồng nuôi… Tăng cường sử dụng quạt nước, sục khí để tăng lượng oxy hòa tan trong nước ao nuôi, tránh phân tầng nước ao nuôi (phân tầng nước sẽ tạo sốc nhiệt cho cá giữa các tầng nước). Sử dụng vitamin C tạt đều mặt nước ao nuôi giúp cá tránh sốc do nhiệt độ cao.

3.2. Quản lý thức ăn

Mùa nắng nóng khiến cho cá giảm khả năng bắt mồi và tiêu hóa, cho nên bà con cần giảm lượng thức ăn cho cá vào bữa trưa hoặc không cho cá ăn vào buổi trưa.

Trộn các chất khoáng và vitamin hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cá nuôi vào thức ăn chăn nuôi. Có thể trộn thêm những sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa cho cá nuôi để để giúp cá tiêu hóa thức ăn dễ dạng hơn.

3.3. Quản lý bùn đáy và chất lượng nước ao nuôi cá

Cần quan tâm chất lượng đáy ao nuôi và đặc biệt là bùn đen đáy ao. Bùn đen đáy ao nuôi làm nơi sinh sống của các vi khuẩn gây bệnh và cũng là nơi bùng phát khí độc trong ao. Do đó, tăng cường sử dụng chế phẩm vi sinh XỬ LÝ BÙN  ĐEN đáy ao nuôi. Không để ao nuôi có tảo tàn, tảo độc gây hại cho cá nuôi trong ao mùa nắng nóng.

 

Tìm kiếm có liên quan

Giải pháp giúp giảm mùi hôi bùn hiệu quả cho cá nước ngọt

Các loại thức ăn cho cá mau lớn - Công thức chế biến thức ăn cho cá

Các bệnh thường gặp khi nuôi cá nước ngọt

 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU VIFOODS

48 Đường 2c KDC Phú Mỹ, Phường Phú Mỹ, Quận 7, Tphcm
0567.44.1234 - 0566.950.950
Website:https://traicagiong.com.vn/📩 𝐌𝐚𝐢𝐥: [email protected]