Kỹ thuật nuôi cá chép giòn bằng đậu tằm cho năng suất cao
Kỹ thuật nuôi cá chép giòn bằng đậu tằm cho năng suất cao
Cá chép giòn là loại cá có thịt tươi ngon đậm đà, săn chắc và cực kì được ưa chuộng hiện nay. Vậy kỹ thuật nuôi cá chép giòn ra sao để đạt hiệu quả, để có giá trị kinh tế cao đang là thắc mắc của không ít bà con ngư dân. Chính vì thế, bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bà con kỹ thuật nuôi cá chép giòn bằng đậu tằm khá phổ biến trong thời gian gần đây.
Phương pháp nuôi cá chép giòn bằng đậu tằm sẽ giúp cho thịt cá được thơm ngon hơn. Dưới đây là các bước quy trình kỹ thuật nuôi cá chép giòn mang lại hiệu quả cao nhất.
1. Giới thiệu cá chép giòn
Trước đi vào kỹ thuật nuôi cá chép thì bài viết sẽ giới thiệu qua về cá chép giòn cho người đọc. Nhìn chung về diện mạo, cá chép giòn không có gì quá khác biệt so với cá chép thường. Chỉ có phần da nhạt hơn, thân cá dài và thuôn hơn so với hình dáng có phần tròn trịa của cá chép thường. Trong thời gian gần đây, cá chép giòn đang trở thành một món ăn cực kì “khoái khẩu”, được rất nhiều người yêu thích tại các nhà hàng, quán ăn. Cá chép có vị ngọt của tôm và độ dai của thịt lợn. Loại cá này có vị ngon vượt trội và thơm hơn nhiều so với cá chép thông thường. Đặc biệt cá không còn vị tanh mà lại giòn tan, hấp dẫn. Đây là đối tượng nuôi mới, bước đầu đã mang lại hiệu quả cao vì giá trị thương phẩm cao gấp nhiều lần cá chép thông thường. Do vậy, giá cá chép giòn sẽ cao gấp 2-3 lần so với cá chép thông thường. Để có giá trị cao như vậy cần phải có kỹ thuật nuôi cá chép giòn đúng cách.
Liên hệ đặt mua cá chép giống 0567 44 1234
2. Kỹ thuật ương nuôi cá chép ra sao?
Bí quyết để có kỹ thuật nuôi cá chép giòn rất đơn giản, không quá khó như bạn nghĩ. Để cá chép có độ giòn thì phải nuôi bằng đậu tằm. Bởi trong đậu tằm có chứa thành phần protein thô chiếm hơn 31%, lipid thô chỉ 0,15%… là một trong những yếu tố quyết định tới sự thay đổi chất lượng thịt của cá, tăng độ dai cơ thịt nên thịt cá chắc giòn. Thành phần protein trong đậu tằm có fibrinozen còn làm thịt cá dai giòn, đảm bảo sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Để có được những con cá chép giòn thì thường trước khi thu hoạch khoảng từ 3-5 tháng, cá chép thường được cho ăn một loại thức ăn cho cá chép đặc biệt đó là hạt đậu tằm (hay còn gọi là đậu ván đỏ, đậu răng ngựa), sau đó cá sẽ trở thành cá chép giòn. Khi này da thịt của cá trở nên săn chắc và khi ăn có độ giòn và hương vị thơm ngon đặc biệt. Cá chép giòn rất dễ nuôi, tỉ lệ hao hụt khoảng cực kì ít, khá giống với kỹ thuật nuôi cá chép thường. Trong 9 tháng đầu, cá chép giòn sẽ được cho ăn thức ăn công nghiệp, và khoảng 3 tháng sau cá mới chuyển sang ăn hạt đậu tằm. Trung bình 1 tấn các chép giòn cần khoảng 1,5 tấn đậu tằm.
Hiện nay, nguồn đậu tằm rất phong phú, thường được trồng trong nước ở các vùng miền Trung, Đà Lạt hoặc nhập khẩu từ các nước Trung Quốc và Thái Lan, với giá khá rẻ. Những cách chế biến thức ăn trong kỹ thuật ương nuôi cá chép như sau:
Biện pháp cho cá ăn đậu tằm:
- Cách chế biến thức ăn: Trước khi tiến hành cho cá ăn, người nuôi phải ngâm hạt đậu tằm với nước từ 12-24 giờ (tùy theo nhiệt độ không khí), những hạt to phải cắt ra làm đôi. Sau đó đãi thật sạch và trộn với 1-2% muối, để trong thời gian 10-15 phút rồi mới bắt đầu cho ăn. Đây là cách chế biến thức ăn khá phổ biến trong kỹ thuật nuôi cá chép.
- Cách cho ăn: Nên luyện cho cá chép ăn đậu tằm bằng cách bỏ đói, không cho cá ăn gì trong vòng 5 ngày, sau đó bắt đầu cho cá ăn đậu tằm. Trong 5 ngày tiếp theo, cho cá ăn đậu tằm với khẩu phần 0,03% khối lượng thân vào lúc 16h chiều, vì đây là thời gian thích hợp để cá hấp thu thức ăn. Sau đó tăng dần khẩu phần ăn lên 1,5-3,0 % khối lượng cá trong ao. Thức ăn cho cá phải được kiểm tra sát sao hàng ngày thông qua sàng cho ăn.
- Lưu ý, đối với kỹ thuật nuôi cá chép giòn, trong thời gian đầu, không được cho cá ăn gì khác ngoài đậu tằm, và sau khi cho cá ăn đậu khoảng 3 tiếng thì kiểm tra xem cá có ăn hết hay không, hoặc ăn nhiều để có kịp thời điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp. Hạt đậu tằm sẽ có xu hướng chìm nhanh, vì vậy khi cho cá ăn chỉ cần cần rải từng ít một để tránh lãng phí thức ăn, và cho cá ăn tùy vào nhu cầu ăn của cá hàng ngày.
- Kỹ thuật nuôi cá chép đúng là phải nên cho cá ăn 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng từ 8-10h và chiều từ 16-18h. Thức ăn của cá nên cho vào máng đặt ở đáy ao, lồng nuôi (máng làm bằng khung sắt có đường kính 6 cm, diện tích máng 4-5 m2, chiều cao máng 25-30 cm. Xung quanh máng được bọc bở 1 lớp lưới thép, 1 lớp lưới cước nhằm ngăn không cho đậu trôi ra ngoài). Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng máng cần phải vệ sinh máng đều đặn ít nhất 2 lần trong tháng để đảm bảo phòng bệnh cho cá chép nuôi được tốt hơn. Kỹ thuật ương nuôi cá chép đòi hỏi phải có sự kiên trì, chịu khó thì mới đem lại được chất lượng cá tốt.
Trên đây là kỹ thuật nuôi cá chép giòn bằng đậu tằm, một phương pháp nuôi mới mà hiện nay rất được nhiều người ưa chuộng để tạo ra những con cá chép giòn dai, thơm ngon, vừa mang lại kinh tế cao. Như vậy, với lượng thông tin kiến thức trên, Trại Cá Giống Vifoods mong rằng bà con có thể áp dụng hiệu quả với kỹ thuật nuôi cá chép giòn.
Tìm kiếm có liên quan
Kinh nghiệm chọn giống cá chép
Kỹ thuật nuôi cá hồng vĩ khỏe mạnh, đúng kỹ thuật
Kỹ thuật nuôi cá chim trắng chi tiết nhất
48 Đường 2c KDC Phú Mỹ, Phường Phú Mỹ, Quận 7, Tphcm