QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI CÁ LÓC THƯƠNG PHẨM

Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá lóc đầu nhím đã và đang phát triển mạnh trên phạm vi cả nước, nhất là ở các vùng miền Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long, góp phần cải thiện đời sống và gia tăng lợi nhuận cho người nuôi.

Cá lóc là loài có giá trị kinh tế cao, có cơ quan hô hấp phụ nên có thể nuôi bằng nhiều mô hình khác nhau với mật độ cao như ao đất, vèo lưới đặt trong ao, bể xi măng. Hiện nay, nghề nuôi cá lóc trong ao và trong vèo là hai mô hình nuôi phổ biến nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mỗi mô hình nuôi đều có những ưu và nhược điểm riêng; do đó, tùy theo điều kiện cơ sở vật chất của gia đình mà áp dụng mô hình nuôi sao cho phù hợp với điều kiện đó.

Công ty Cổ phần VIFOODS Việt Nam giới thiệu đến quý bà con “Mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong ao và trong vèo đặt trong ao” với mong muốn góp phần thúc đẩy nghề nuôi cá lóc thương phẩm ở nước ta đạt hiệu quả và phát triển bền vững.

1. Chuẩn bị ao, vèo

  • Đối với mô hình nuôi trong ao đất: Bà con nên chọn ao nuôi có diện tích từ 500 -000 m2, độ sâu từ 2,0 – 3,0 m, không nên chọn ao có diện tích quá lớn vì không thuận lợi cho việc chăm sóc, quản lý sức khỏe của cá, đặc biệt là việc mua bán sẽ gặp khó khăn vì thu một lần không hết cá. Ngoài ra, khi chọn ao nuôi bà con cũng nên dựa vào các điều kiện sau:
    • Nguồn nước cấp vào ao có chất lượng tốt và chủ động.
    • Nơi cấp và nơi thoát nước tách biệt.
    • Hạn chế cây cối xung quanh bờ ao.
    • Gần đường giao thông để giảm chi phí vận chuyển (nếu có điều kiện).
  • Đối với mô hình nuôi trong vèo (Hình 01): Ưu điểm của mô hình này là giảm áp lực và chi phí về việc thay nước, tăng hiệu quả sử dụng ao hồ, giảm chi phí nhân công khi thu hoạch cá thịt.
    • Đối với mô hình nuôi trong vèo, khi chọn ao để cắm vèo bà con nên dựa vào các tiêu chuẩn:
      • Diện tích ao phải lớn (> 3.000 m2).
      • Độ sâu mực nước từ 3,0 m trở lên.
      • Nguồn nước cấp vào ao có chất lượng tốt và chủ động.
      • Hạn chế cây cối che phủ mặt nước ao.
      • Gần đường giao thông để giảm chi phí vận chuyển (nếu có điều kiện).
    • Vèo dùng nuôi cá lóc cần đạt các tiêu chuẩn sau:
      • Vèo bằng lưới có mắt lưới lớn để nước trong vèo và ngoài ao dễ dàng trao đổi với nhau nhưng cá không thoát ra ngoài được.
      • Kích thước vèo tùy thuộc vào qui mô sản xuất, thông thường nên may vèo có diện tích từ 60 – 200m2, chiều cao của vèo ít nhất là 3m.
Vèo nuôi cá lóc trong ao đất

Vèo nuôi cá lóc trong ao đất

2. Chuẩn bị ao nuôi

  • Cải tạo ao:

Diệt tạp khử trùng ao nuôi cá rất quan trọng. Do đó, cần tẩy dọn ao thật kỹ trước khi thả cá. Nuôi cá lóc trong ao hay nuôi trong vèo đều cần phải thực hiện nghiêm túc việc cải tạo ao nuôi. Qui trình cải tạo ao được tiến hành như sau:

    • Sau khi tháo cạn nước và hút bùn đáy ao (giữ lớp bùn đáy còn khoảng ≤ 10 cm), dùng vôi bột (CaCO3) rải đều khắp đáy ao với liều 10 – 15 kg/100 m².
    • Sau đó, sử dụng thêm BKC với tỷ lệ 0,5 lít BKC cho 1.000 m2 ao (hòa tan 0,5 lít BKC vào 100 lít nước rồi dùng bình xịt để phun đều khắp đáy và xung quanh ao với mục đích tiêu diệt triệt để các mầm gây bệnh còn trú ẩn trong ao.
    • Sau khi phun BKC xong, phơi đáy ao từ 2 – 3 ngày rồi lọc nước thật kỹ vào ao bằng túi lọc trước khi thả cá giống.Trước khi thả cá giống khoảng 1 – 2 ngày, bà con cần kiểm tra một số yếu tố chất lượng nước trong ao bằng các hộp test kit. Yêu cầu chất lượng nước trong ao trước khi thả giống như sau:
      • Độ trong: 30 – 40 cm
      • Nhiệt độ nước: 26 – 32°C
      • Độ pH: 6,5 – 8,0 (tốt nhất từ 7,0 – 7,5)
      • Hàm lượng oxy (DO): ≥ 4,0 mg/L
      • Hàm lượng NH¬3: ≤ 0,1 mg/L
  • Căng vèo, làm cầu (áp dụng cho mô hình nuôi trong vèo): Trong quá trình cấp nước vào ao, bà con tiến hành căng vèo và làm cầu để thuận tiện trong việc cho ăn, chăm sóc và quản lý đàn cá. Bà con cần chú ý độ cao của vèo sao cho cá không phóng nhảy ra ngoài trong quá trình nuôi. Lưu ý: Nên căng vèo trong ao trước 01 – 02 ngày thả cá để giảm độ “nhám” của lưới vèo, hạn chế cá bị sây sát lúc mới thả.

3. Thả Cá Giống

  • Tiêu chuẩn cá giống: Chọn mua cá giống dựa theo các tiêu chuẩn sau:
    • Cỡ cá đồng đều và lớn (1,6 – 2,5 g/con # 400 – 600 con/kg).
    • Chọn mua cá “đầu trên” để cá phát triển nhanh.
    • Cá có nguồn gốc rõ ràng và mua ở các cơ sở sản xuất có uy tín.
    • Cá bơi lội linh hoạt, không dị hình, cơ thể sáng bóng.
  • Mật độ nuôi:
    • Mô hình nuôi ao: 80 – 100 con/m2.
    • Mô hình nuôi vèo: 200 – 250 con/m2.
  • Thời điểm thả cá:
    Tốt nhất thả cá vào buổi sáng (7 – 10 giờ), không nên thả vào buổi xế chiều nhất là vào những lúc trời nắng vì cá rất dễ bị tuột nhớt.

4. Cho Ăn

Cùng với sự phát triển của ngành sản xuất thức ăn công nghiệp thủy sản, việc nuôi cá lóc trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn so với thời điểm ban đầu, giảm thiểu được ô nhiễm môi trường do không phải sử dụng cá mồi, cá tạp để làm nguồn thức ăn nuôi cá lóc, giảm được chi phí nhân công và chủ động trong quá trình nuôi.

VIFOODS là một trong những công ty sớm có dòng sản phẩm Thức ăn cao cấp dành cho cá lóc trên thị trường với các nhãn hiệu AQUAGREEN, SUPERWHITE, PANAFEED, cùng với sự đầu tư nghiên cứu, phát triển, cải tiến chất lượng sản phẩm một cách nghiêm túc, bài bản và liên tục cũng đã góp phần gia tăng hiệu quả và lợi nhuận của việc nuôi cá lóc.

VIFOODS xin giới thiệu đến quý bà con chương trình cho ăn, sử dụng Thức Ăn Cao Cấp Cho Cá Lóc do VIFOODS sản xuất:

  • Giai đoạn cá từ 2 đến 5 gam/con:
    • Cho ăn bằng thức ăn viên VIFOODS, mã số P6706B0 (45% protein – 1,0 mm).
    • Mỗi ngày cho ăn 04 lần (giữa 2 lần cho ăn cách nhau khoảng 3 giờ).
    • Khẩu phần ăn từ 08 – 10% trọng lượng đàn cá.
  • Giai đoạn cá từ 05 – 10 gam/con:
    • Cho cá ăn bằng thức ăn viên VIFOODS, mã số P6706C0 (45% protein – 2,0 mm).
    • Mỗi ngày cho ăn 04 lần (giữa 2 lần cho ăn cách nhau khoảng 3 giờ).
    • Khẩu phần ăn từ 8 – 10% trọng lượng đàn cá.
  • Giai đoạn cá từ 10 – 20 gam/con:
    • Cho cá ăn bằng thức ăn viên VIFOODS, mã số 6706D0 (45% protein – 3,0 mm)
    • Mỗi ngày cho ăn 02 lần (sáng và chiều).
    • Khẩu phần ăn từ 5 – 7% trọng lượng đàn cá.
  • Giai đoạn cá từ 20 – 100 gam/con:
    • Cho cá ăn bằng thức ăn viên VIFOODS, mã số 6706E0 (45% protein – 4,0 mm).
    • Mỗi ngày cho ăn 02 lần (sáng và chiều).
    • Khẩu phần ăn từ 3 – 5% trọng lượng đàn cá.
  • Giai đoạn cá từ 100 đến 300 gam/con:
    • Cho cá ăn bằng thức ăn viên VIFOODS, mã số 6716G0 (40% protein – 6,0 mm).
    • Mỗi ngày cho ăn 02 lần (sáng và chiều).
    • Khẩu phần ăn từ 2 – 3% trọng lượng đàn cá.
  • Giai đoạn cá từ 300 đến 500 gam/con.
    • Cho cá ăn bằng thức ăn viên VIFOODS, mã số 6716I0 (40% protein – 8,0 mm).
    • Mỗi ngày cho ăn 2 lần (sáng và chiều).
    • Khẩu phần ăn từ 2 – 3% trọng lượng đàn cá.

Lưu ý:

  • Khi chuyển đổi cỡ viên thức ăn cho cá, cần trộn 2 loại cỡ viên với tỷ lệ 80% cỡ viên mới và 20% cỡ viên cũ trong vòng khoảng 2 – 3 ngày để cá ăn đều, hạn chế sự phân đàn của cá.
  • Cho cá ăn từ từ để hạn chế sự thất thoát chất dinh dưỡng trong thức ăn.
  • Mỗi lần cho ăn, lượng thức ăn cần điều chỉnh theo sức ăn thực tế của cá.
  • Chỉ nên cho ăn với lượng thức ăn khoảng 80 – 90 % sức ăn của cá.
Thức ăn cao cấp dùng cho cá lóc của GREENFEED – nhãn hiệu PANAFEED

Thức ăn cao cấp dùng cho cá lóc của VIFOODS – nhãn hiệu PANAFEED

 

Chương trình sử dụng thức ăn cho cá lóc - Giai đoạn nuôi thương phẩm

* Ghi chú:

  • Tỷ lệ cho ăn: lượng sử dụng thức ăn trong 01 ngày tính theo tổng trọng lượng đàn.
  • Lượng thức ăn cho 10.000 con: chỉ mang tính chất tham khảo, tùy theo điều kiện nuôi trong thực tế, lượng thức ăn sử dụng cần điều chỉnh cho phù hợp, căn cứ vào kích cỡ và lượng cá trong ao, vèo, tình hình sức khỏe của đàn cá, điều kiện môi trường ao, thời tiết, sức bắt mồi của cá…

5. Chăm Sóc và Quản Lý

Việc chăm sóc và quản lý sức khỏe của cá và chất lượng nước ao nuôi rất quan trọng, quyết định đến sức khỏe, sức sống và sức tăng trưởng của cá. Do đó, trong quá trình nuôi, bà con cần thực hiện nghiêm túc các việc sau đây:

  • Sau 1 tháng thả giống, bà con cần thay nước ao khoảng 2 – 3 ngày một lần, mỗi lần thay từ 30 – 40 % lượng nước cũ.
  • Hằng ngày nên trộn các dưỡng chất vào thức ăn cho cá như vitamin C, Premix khoáng, men tiêu hóa, men vi sinh, chế phẩm từ thảo dược (như chế phẩm từ tỏi) để cá hấp thu tốt dưỡng chất trong thức ăn tốt hơn và tăng cường sức đề kháng cho cá.
  • Định kỳ 07 – 10 ngày/lần, dùng Idoine với liều lượng 200 gam/1.000 m3 nước (pha loãng trong 100 lít nước rồi tạt đều xuống ao vào lúc trời mát để khử trùng nước ao nuôi).
  • Định kỳ 15 ngày/lần, trộn thuốc vào thức ăn cho cá để diệt các nội ký sinh trùng bám trên đường ruột của cá (liều dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất). Mỗi lần nên cho cá ăn thuốc từ 1 – 2 ngày và cho ăn thuốc vào cữ ăn buổi sáng.

6. Thu Hoạch

  • Trước khi thu hoạch cần:
    • Tăng cường sức khỏe cho cá bằng cách cho cá ăn vitamin C liên tục từ 3 – 5 ngày (liều sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
    • Khử trùng nước ao nuôi bằng BKC với liều 200 gam/1.000 m3 nước.
    • Ngưng cho cá ăn 1 ngày trước khi thu hoạch.
  • Khi thu hoạch cần:
    • Thu hoạch cá vào lúc nước mát là tốt nhất (hạn chế thu hoạch lúc trời nắng gắt) để tránh cá bị tuột nhớt.
    • Xử lý nước trong khu vực thu cá bằng sản phẩm chứa chất chiết xuất của Yucca để khử khí độc và làm tăng sức khỏe của cá.
    • Việc thu hoạch và cân cá cần phải được thực hiện một cách nhẹ nhàng, tránh cá bị sây sát, tuột nhớt.
Thu hoạch cá lóc sử dụng thức ăn GREENFEED

Thu hoạch cá lóc sử dụng thức ăn VIFOODS

 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU VIFOODS

48 Đường 2c KDC Phú Mỹ, Phường Phú Mỹ, Quận 7, Tphcm
0567.44.1234 - 0566.950.950
Website:https://traicagiong.com.vn/📩 𝐌𝐚𝐢𝐥: [email protected]