Kỹ thuật nuôi cá koi sinh sản, cách cho cá đẻ đến ương koi giống

Kỹ thuật nuôi cá koi sinh sản, cách cho cá đẻ đến ương koi giống

Cá Koi là một trong những loài cá có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, việc nhân giống chúng để tạo ra những chú cá Koi chất lượng, màu sắc đẹp là điều được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, việc nuôi cá Koi sinh sản chưa bao giờ là dễ dàng. Nắm bắt được tâm lý này, chúng tôi xin chia sẻ cách nuôi cá Koi sinh sản trong bài viết dưới đây để mọi người hiểu rõ hơn.

kỹ thuật nuôi cá koi sinh sản
kỹ thuật nuôi cá koi sinh sản

Tuyển chọn cá Koi giống( cá koi con) để nuôi làm cá bố mẹ

Contents [hide]

  • 1 Tuyển chọn cá Koi giống( cá koi con) để nuôi làm cá bố mẹ
  • 2 Cách chọn cá Koi bố mẹ nuôi dưỡng từ đàn cá trưởng thành
    • 2.1 Lựa chọn cá Koi bố mẹ dựa vào màu sắc
    • 2.2 Lựa chọn cá Koi bố mẹ dựa vào dáng bơi
    • 2.3 Lựa chọn cá Koi bố mẹ dựa vào tình trạng sức khỏe
  • 3 Cách cho cá Koi sinh sản
    • 3.1 Mùa sinh sản của cá Koi là mùa nào?
    • 3.2 Cách chọn cá Koi đực, cá Koi cái cho giao phối
    • 3.3 Các hình thức sinh sản của cá Koi hiện nay
      • 3.3.1 Cá Koi sinh sản nhân tạo
        • 3.3.1.1 Đối với cách thụ tinh nhân tạo:
        • 3.3.1.2 Đối với cách cho trứng cá Koi thụ tinh tự nhiên:
      • 3.3.2 Cá Koi sinh sản tự nhiên
    • 3.4 Tiến hành ấp trứng sau khi cá đẻ
    • 3.5 Tiến hành ương cá Koi con sau khi trứng nở
    • 3.6 Tiến hành nuôi cá Koi giống sau quá trình ương
    • 3.7 Cách nhận biết cá Koi sắp đẻ
    • 3.8 Trứng cá Koi bao lâu thì nở?
    • 3.9 Cá Koi có tự đẻ được không?
  • 4 Dưỡng cá Koi bố mẹ sau sinh sản
  • 5 Một số lưu ý khi nuôi cá koi sinh sản

Để cá bố mẹ có thể sinh ra những đàn con như ý thì ta phải tiến hành lọc cá koi bố mẹ từ lúc chúng còn nhỏ. chúng ta phải xác định sẽ tiến hành tạo ra dòng cá nào để tiến hành chọn những chú cá giống chuẩn từ lúc còn nhỏ. chọn những con cá con tươi sáng nhất, màu sắc không bị lem để lấy được nguồn ghen chuẩn xác. những con cá koi con có dấu hiệu bệnh tật hay màu sắc kém thì phải loại ra ngay từ đầu.

tuyển chọn cá koi giống để nuôi dưỡng thành cá bố mẹ
tuyển chọn cá koi giống để nuôi dưỡng thành cá bố mẹ

Cách chọn cá Koi bố mẹ nuôi dưỡng từ đàn cá trưởng thành

Chọn cá Koi bố mẹ nuôi dưỡng cũng là bước quan trọng trong quy trình nuôi cá Koi sinh sản. Đây là bước đệm để có được những chú cá khỏe, đẹp. Vậy, làm thế nào để chọn được cá Koi bố mẹ tốt? Cùng chúng tôi làm rõ câu hỏi này nhé!

lựa chọn cá koi bố mẹ
lựa chọn cá koi bố mẹ

Lựa chọn cá Koi bố mẹ dựa vào màu sắc

Màu sắc của cá Koi là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định xem nó có được lựa chọn hay không. Tùy thuộc vào mỗi loại mà cá Koi có màu sắc khác nhau. Chẳng hạn như loại cá Koi Showa (màu đen, đỏ, trắng), Kohaku (màu đỏ, trắng),…

Những con cá Koi đẹp sẽ có màu sắc rất đậm và tươi tắn. Các đường ranh giới màu sắc phải rõ nét, không mờ. Đây là dấu hiệu nhận biết những con cá Koi chính hiệu và có giá trị cao.

Ngoài ra, màu sắc này còn được dùng để phân biệt với cá Koi lai F1,F2. Bởi lẽ, những con cá Koi lai thường có màu đen nhạt, đỏ cam và các đường ranh giới màu sắc không rõ nét.

Bên cạnh màu sắc, bạn cũng nên để ý đến phần da cá. Những con cá Koi đẹp, khỏe sẽ có phần da trơn bóng, sáng. Không nên lựa chọn những con cá Koi bị tróc vảy và có đốm trắng, đỏ.

Lựa chọn cá Koi bố mẹ dựa vào dáng bơi

Dáng bơi cũng là tiêu chí quan trọng mà bạn cần phải lưu tâm khi chọn mua cá Koi. Cá khỏe mạnh thì bơi rất khỏe và dáng bơi thẳng. Bạn nên quan sát thật kỹ dáng bơi của cá từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc. Nếu dáng bơi của cá xiêu vẹo thì không nên chọn. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh chọn những con cá có mang hở to và phần thân cong lên khi bơi.

Lựa chọn cá Koi bố mẹ dựa vào tình trạng sức khỏe

Đây được xem là điều kiện cơ bản để chọn mua cá Koi. Bởi vì, khi cá khỏe thì sức đề kháng mới tốt và dễ nuôi. Từ đó, quy trình nuôi cá Koi sinh sản cũng trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn nên tránh mua những con cá Koi có các biểu hiện sau:

  • Phần mang cá bị đỏ
  • Thân cá có đốm đỏ, đốm trắng
  • Cá kém ăn
  • Bơi không linh hoạt
  • Vảy bị xù
  • Mắt bị lồi
  • Đầu nổi

Cách cho cá Koi sinh sản

Cá Koi là loài cá đem lại giá trị cao. Do đó, quy trình nuôi cá Koi sinh sản rất nghiêm ngặt và khó khăn. Đòi hỏi người nuôi cần phải đáp ứng nhiều kỹ thuật, chuyên môn.

Mùa sinh sản của cá Koi là mùa nào?

Mùa sinh sản của cá Koi là vào mùa Thu và mùa Xuân. Thời tiết vào những mùa này thường rất dễ chịu, mát mẻ. Đây chính là điều kiện thuận lợi để cá Koi sinh sản.

Trong trường hợp, trứng của cá Koi không được nuôi dưỡng trong môi trường tốt thì sẽ không thể nào trở thành cá con được. Thậm chí, còn bị những con cá khác ăn mất.

Cách chọn cá Koi đực, cá Koi cái cho giao phối

Giao phối là bước cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nuôi cá Koi sinh sản. Chính vì vậy, bạn cần phải chọn cá Koi bố mẹ chất lượng để giao phối.

Cá Koi bố mẹ đều có màu gấm bạc hoặc màu gấm vàng để sinh sản. Không được sinh sản với màu sắc khác để có thế hệ cá có màu sắc giống bố mẹ. Cá Koi bố mẹ tương đối có 2 màu là đen đỏ, đen trắng hoặc trắng đỏ. Để cho sinh sản, cá có màu sắc phong phú hơn.

chọn cá koi bố mẹ cho sinh sản
chọn cá koi bố mẹ cho sinh sản

Ngoài ra, cá được lựa chọn cần phải đáp ứng được tiêu chí về hình thức.

  • Tiêu chí đối với cá đực: Nên chọn những con cá có tinh dịch màu trắng sữa. Có thể kiểm tra bằng cách vuốt nhẹ bụng phía gần lỗ sinh dục. Lưu ý, không nên vuốt nhiều lần vì cá sẽ bị mất nhiều tinh dịch. Làm ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh.
  • Tiêu chí đối với cá cái: Nên chọn những con da bụng mềm đều, bụng to và lỗ sinh dục sưng. Ngoài ra, trứng phải có độ rời cao. Kiểm tra bằng cách vuốt nhẹ bụng cá từ ngực trở xuống để cá tiết ra vài chứng.

Các hình thức sinh sản của cá Koi hiện nay

Hiện nay, nhu cầu nuôi cá Koi sinh sản ngày càng cao. Điều này đã kéo theo hình thức sinh sản của cá Koi trở nên đa dạng hơn. Trong đó phải kể đến hai hình thức phổ biến đó là sinh sản tự nhiên và nhân tạo.

Cá Koi sinh sản nhân tạo

Ở thời điểm hiện tại, có hai cách để cá Koi sinh sản nhân tạo. Đó là thụ tinh nhân tạo và cho trứng cá Koi thụ tinh tự nhiên. Mỗi cách đều có quy trình thực hiện khác nhau.

Đối với cách thụ tinh nhân tạo:

Bạn cần phải lựa chọn những con cá Koi bố mẹ đảm bảo về chất lượng, khỏe mạnh. Sau đó, bạn lấy trực tiếp trứng và tinh dịch từ cá Koi bố mẹ. Để tiến hành thụ tinh theo tỷ lệ đã được tính toán sẵn. Theo đó, cách lấy tinh dịch và trứng được thực hiện như sau:

Ban ấn nhẹ vào lỗ sinh dục phần dưới bụng cá. Trứng của cá Koi cái sẽ cho màu nâu vàng, sệt và có độ kết dính tốt. Trong khi đó, tinh dịch của cá Koi đực sẽ có màu trắng đục.

Người thụ tinh sẽ hứng tinh dịch và trứng cá vào một cái bát hoặc cái cốc. Khi lấy xong, nên lắc nhẹ để trứng cá và tinh dịch hòa lẫn vào nhau. Chú ý, tỷ lệ tinh trùng và trứng cần được tính toán cân bằng. Cuối cùng, số lượng trứng đã được thụ tinh nhân tạo thành công sẽ được đổ vào bể xây sẵn trước đó. Rồi chờ cá bột nở.

Đối với cách cho trứng cá Koi thụ tinh tự nhiên:

Bạn nên xây bể riêng để thả những con cá Koi thành thục sinh dục từ 1 tuổi trở lên. Lưu ý, độ tuổi sinh sản tốt nhất của cá Koi là từ 2 đến 3 tuổi. Vào thời điểm này, cá có thể đẻ khoảng 200 ngàn trứng/lần. Chất lượng trứng lúc này cũng tốt nhất. Cho tỷ lệ thụ tinh thành cá bột cao hơn nhiều so với những con cá Koi lớn tuổi.

Sau khi đã xây bể riêng xong, bạn thả cá Koi bố mẹ vào theo từng nhóm một con cái và vài con đực. Để trứng cá Koi bám vào và nở tự nhiên, bạn nên xây bể với diện tích nhỏ và nông. Có thể để thêm cây thủy sinh và rong rêu vào đó. Khi cá Koi cái đẻ trứng, bạn nên bắt nhóm cá Koi bố mẹ bằng vợt. Sau đó lại cho nhóm cá Koi bố mẹ khác vào thay thế.

Cá Koi sinh sản tự nhiên

Cá Koi là loài cá được nuôi nhiều tại Nhật Bản. Chúng thường có rất nhiều màu sắc trên thân. Trước khi con người bắt đầu can thiệp vào quá trình nhân giống, cá Koi sinh sản tự nhiên giống với tập tính của loài cá chép.

Các khu vực ven bờ sông, đầm ao hay nơi có nhiều cây cỏ là nơi cá Koi lựa chọn để thụ tinh tự nhiên và đẻ trứng. Những con cá Koi đực sẽ có nhiệm vụ cọ thân mình vào những con cá Koi cái. Ngay lập tức, cá Koi cái sẽ được kích thích sinh dục. Và liên tục uốn mình để đẻ trứng. Để thụ tinh cho trứng, cá Koi đực sẽ phun tinh dịch của mình ra.

Nhược điểm của hình thức này đó chính là số lượng cá bột và trứng thụ tinh không như mong muốn. Chính vì lý do này mà người nuôi cá Koi thường dùng hình thức thụ tinh nhân tạo để thay thế.

Tiến hành ấp trứng sau khi cá đẻ

Một trong những bước quan trọng để nuôi cá Koi sinh sản thành công đó chính là ấp trứng sau khi cá đẻ. Bởi vì, khâu này quyết định đến tỷ lệ nở cá Koi con rất lớn. Một số việc mà người nuôi cần làm như sau:

    • Sục khí oxy và thường xuyên cho nước chảy vào bể ấp trứng. Đến thời điểm trứng sắp nở, cơ thể cá Koi con sẽ chuyển từ bất động sang trạng thái động. Nên lúc này cần nhiều oxy để đẩy nhanh quá trình trao đổi chất.
    • Sau khoảng 24h thụ tinh, bạn nhìn kỹ sẽ thấy hai mắt đen li ti xuất hiện. Trong khoảng thời gian ấp trứng, tuyệt đối không được để ánh sáng mặt trời chiếu vào bể ấp.
    • Những con cá Koi con sau khi nở sẽ rất nhạy cảm với môi trường mới. Nếu trên bề mặt bể xuất hiện lớp váng thì cá sẽ dễ bị chết. Do cá bị thiếu oxy. Vì vậy, khi cá con đã nở rồi thì việc sục khí oxy vấn rất cần thiết.
trứng cá koi
trứng cá koi

Tiến hành ương cá Koi con sau khi trứng nở

Trong 3 ngày đầu, cá Koi mới nở tự dưỡng bằng noãn hoàng. Cá Koi con từ 3 ngày tuổi ăn bột đậu nành pha loãng hoặc phiêu sinh. Sau thời điểm này, cá sẽ bắt đầu trổ màu nhưng chưa rõ.

Sau từ 1 tuần đến 10 ngày có thể thả cá ra ao. Nguồn thức ăn chính cho cá trong giai đoạn này rất quan trọng. Bởi lẽ, tỷ lệ sống của cá sẽ phụ thuộc vào nguồn thức ăn đó. Sau khi thả cá ra ao được vài ngày thì có thể tăng dần lượng thức ăn và cho cá tập ăn cám hỗn hợp.

Trong giai đoạn ương, việc quan trọng nhất đó chính là quản lý và theo dõi màu nước. Cần phải giữ nước luôn thông thoáng, có màu xanh lá non. Tùy thuộc vào điều kiện mà có thể thay nước từ 2 đến 3 lần/tháng.

Để phòng bệnh cho cá, cần phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật từ bể đẻ, quá trình chuẩn bị ao cho đến việc quản lý ao ương cá con. Sau 4-5 tháng tuổi, cá bắt đầu phát triển. Lúc này, cá đã có màu sắc đặc trưng và vây theo kiểu dáng.

Tiến hành nuôi cá Koi giống sau quá trình ương

Sau quá trình ương, nguồn thức ăn tự nhiên trong ao đóng vai trò quan trọng. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cá Koi giống. Người nuôi cần chỉnh lượng thức ăn phù hợp.

cá koi giống
cá koi giống

Trong 10 ngày đầu, nên cho cá ăn bột đậu nành và lòng đỏ trứng. Từ ngày 11 đến ngày 20 cho cá ăn bột đậu nành và bột cám. Và từ ngày 21 trở đi, giảm bột đậu nành, cho ăn bột cám và bột cá.

Cách nhận biết cá Koi sắp đẻ

Khi cá Koi mang thai, trên bụng sẽ xuất hiện các chấm nhỏ có màu đỏ. Các chấm này có vị trí gần huyệt sinh sản. Và càng gần ngày đẻ, những nốt đó sẽ nổi càng rõ hơn. Vì vậy, người nuôi có thể nhận biết cá Koi sắp đẻ hoặc mang thai qua dấu hiệu này.

nhận biết cá koi sắp đẻ
nhận biết cá koi sắp đẻ

Trứng cá Koi bao lâu thì nở?

Đây cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Việc biết thời gian trứng cá Koi nở sẽ giúp người nuôi lên phương án chăm sóc phù hợp. Sau khoảng thời gian từ 36 đến 48h ở nhiệt độ 28-300 độ C thì trứng cá Koi nở.

Cá Koi có tự đẻ được không?

Trong tự nhiên, cá Koi hoàn toàn có thể tự đẻ được. Tuy nhiên, chất lượng trứng không được tốt hoặc số lượng trứng ít. Vì vậy, con người thường sử dụng hình thức thụ tinh nhân tạo để chất lượng trứng tốt hơn. Đồng thời, cải thiện số lượng trứng.

Dưỡng cá Koi bố mẹ sau sinh sản

Sau sinh sản, cá Koi bố mẹ cần phải được nuôi dưỡng và chăm sóc. Từ môi trường sống đến thức ăn, cụ thể như sau:

  • Thức ăn: Thức ăn cho cá dạng viên có hàm lượng protein 40%. Cho ăn từ 5 đến 7% tổng trọng lượng của đàn. Thường xuyên theo dõi để điều chỉnh lượng thức ăn khi cá thay đổi sức khỏe hoặc thay đổi thời tiết. Đồng thời, nuôi động vật đáy để làm nguồn thức ăn tự nhiên cho cá.
  • Môi trường sống: Cho cá sống trong ao nhưng mặt ao phải thoáng. Kiểm tra thật kỹ thông số môi trường nước trong ao. Bên cạnh đó, cần phải bón phân gây màu từ 1 đến 2 lần/tháng. Tùy vào màu nước trong ao.
  • nuôi dưỡng cá koi bố mẹ sau sinh sản
  • nuôi dưỡng cá koi bố mẹ sau sinh sản

Một số lưu ý khi nuôi cá koi sinh sản

Nuôi cá sinh sản đạt tỷ lệ thành công cao là điều không phải ai cũng có thể làm được. Nó đòi hỏi người nuôi cần phải kiến thức chuyên môn lẫn trải nghiệm thực tế.

Trước khi cho cá vào bể ấp trứng, nên thả một chút bèo để làm chỗ bám cho cá. Lúc này, cá mới nở sẽ không động, không ăn. Cá sẽ dựa vào chất dinh dưỡng ở trong bọng lòng đỏ trứng để duy trì sức sống.

Sau khi cá nở tầm 3-4 ngày, sẽ hấp thụ hết chất dinh dưỡng ở trong bọng lòng đỏ trứng. Rồi sau đó bơi đi kiếm thức ăn. Lúc này, cá có thể được tiến hành nuôi cấy.

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách nuôi cá Koi sinh sản một cách chi tiết nhất. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi, hành trình nuôi cá của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!.

 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU VIFOODS

48 Đường 2c KDC Phú Mỹ, Phường Phú Mỹ, Quận 7, Tphcm
0567.44.1234 - 0566.950.950
Website:https://traicagiong.com.vn/📩 𝐌𝐚𝐢𝐥: [email protected]