Kỹ thuật để nuôi cá tai tượng hiệu quả
Cá tai tượng ăn tạp thiên về thực vật. Tuy nhiên lúc nhỏ cá cần nhiều thức ăn tinh và thức ăn nguồn gốc động vật. Khi trưởng thành cá dần chuyển sang ăn mạnh thức ăn thực vật. Vì vậy, cần cho ăn phù hợp nhu cầu của cá.
Cho ăn hợp lý
– Khi cá còn nhỏ, chú ý cho cá ăn thức ăn viên hoặc thức ăn tự chế (tấm + cám + ruốc hay bột cá, cá vụn, cua ốc…). Đến 1 tháng tuổi bắt đầu tập cho cá ăn các loại thức ăn xanh cắt nhỏ.
– Nuôi cá chủ yếu bằng thức ăn xanh (thời gian nuôi trên 3 năm), hay sử dụng nhiều thức ăn viên (thời gian nuôi 1,5 năm) đều có những hạn chế. Việc sử dụng thức ăn xanh và thức ăn viên theo tỉ lệ cân đối để thời gian nuôi khoảng 2 năm là cách nuôi hợp lý mà ngành khuyến nông khuyến cáo, nhằm cân đối dinh dưỡng cho cá nuôi, tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp có sẵn, đồng thời rút ngắn đáng kể thời gian nuôi.
Ngoài ra cần xây dựng khẩu phần ổn định cho cá, tránh thay đổi thức ăn đột ngột như có lúc chỉ cho thức ăn xanh liên tục nhiều ngày, sau đó đột ngột tăng khẩu phần thức ăn viên.
Liên hệ đặt mua cá tai tượng giống 0567 44 1234
Quản lý môi trường ao nuôi
Thời gian nuôi cá kéo dài 2 – 3 năm liên tục sẽ làm môi trường ao xấu đi do thức ăn thừa và chất thải của cá tai tượng rất nhiều, trong khi ao nuôi cá tai tượng đa phần là ao nhỏ, dễ ô nhiễm. Cần áp dụng các biện pháp tổng hợp như: thả cá mật độ vừa phải; không để thức ăn thừa; tăng cường thay nước; định kỳ sử dụng Zeolite hoặc chế phẩm sinh học để hấp thu khí độc. Ngoài ra, nếu nuôi suốt (không phải nuôi chuyền) có thể tìm cách vét bùn đáy ao vào giữa vụ nuôi (nên chia ao để vét từng phần, kéo cá sang một phía để vét phía bên kia, và vét nhẹ tay để hạn chế ảnh hưởng cá).
Liên hệ đặt mua cá tai tượng giống 0567 44 1234
Nuôi chuyền
Là biện pháp giúp tạo môi trường nuôi mới thuận lợi cho cá phát triển. Theo cách này, quá trình nuôi cá chia ra 2 – 3 giai đoạn, sau mỗi giai đoạn chuyển cá sang ao nuôi mới (đã cải tạo), ao cũ cũng được cải tạo để nuôi tiếp đợt cá mới.
Liên hệ đặt mua cá tai tượng giống 0567 44 1234
Nuôi ghép
Nuôi ghép hợp lý cũng là biện pháp tốt giúp cải thiện môi trường nuôi. Hai loài cá thích hợp nhất để ghép trong ao nuôi tai tượng là cá sặc rằn và cá mùi (hường), do chúng ăn chủ yếu các loại phiêu sinh vật và mùn bã hữu cơ, góp phần làm sạch môi trường ao nuôi. Nếu nuôi chuyền thì giai đoạn 1 nên nuôi ghép với công thức có nhiều cá sặc rằn (như 50 – 60% cá tai tượng, 25 – 35% cá sặc rằn, 10 – 20% cá mùi); giai đoạn 2 nuôi ghép với nhiều cá mùi (như 50 – 60% cá tai tượng, 25 – 35% cá mùi, 10 – 20% cá sặc rằn). Khi kết thúc mỗi giai đoạn thì sang cá tai tượng qua ao khác và thu hoạch cá thả ghép.
Tìm kiếm có liên quan
Cách nuôi cá hồng vĩ khỏe mạnh, đúng kỹ thuật
Trại chuyên cung cấp ba ba thịt, ba ba giống
48 Đường 2c KDC Phú Mỹ, Phường Phú Mỹ, Quận 7, Tphcm