Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá rô đầu nhím thương vụ hiệu quả

Nắm bắt kỹ thuật nuôi cá rô đầu nhím giúp bà con đạt sản lượng như mong muốn, nâng cao lợi ích kinh tế. Trong quy trình nuôi cần chú ý đến việc chọn giống cũng như duy trì điều kiện nước đạt chuẩn.

Chuẩn bị ao và giống cá rô đầu nhím

Chuẩn bị ao nuôi

Để tạo môi trường phát triển tốt nhất bà con nên để đáy bể có độ dốc hướng về ống thoát nước tầm 10 độ, tường xung quanh xây cao khoảng 1.2m. Các cọc trong bể sẽ được chôn với độ sâu 70cm, mật độ 5m/1cọc. Sau khi thiết kế bể nuôi bằng bạt xong bà con bơm nước đầy bể và sử dụng vôi để khử mùi trong 5 ngày.

Chọn giống và thả cá giống

Tiêu chí chọn giống cá rô đầu nhím: Nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra, cần lấy cá giống ở nhà phân phối uy tín. Nên chọn từ 150 – 200 con cá để làm giống, phải có kích thước đồng đều nhau, bơi khỏe và không có các dấu hiệu dị tật. Lưu ý, bà con ưu tiên chọn loại có kích thước trung bình lớn để dễ nuôi và chăm sóc hơn.


Cách thả cá giống: Việc thả cá vào ao đúng cách sẽ giúp chúng thích nghi nhanh hơn. Trước tiên, cần phải loại bỏ các loại ký sinh trùng trên da bằng cách tắm với nước. Sau đó tạo môi trường thử cho cá, không vội thả xuống ngay xuống bể. Tốt nhất nên tiến hành dưới thời tiết dịu mát như buổi sáng hoặc xế chiều. Điều này nhằm hạn chế tình trạng sốc nhiệt cũng như có thể điều chỉnh nước phù hợp.

<< Xem thêm: Kỹ thuật nuôi cá lóc thương phẩm >>

Kỹ thuật nuôi cá rô đầu nhím

Quản lý thức ăn

Bà con có thể tận dụng các loại thức ăn từ ngô, bã đậu, cám gạo với độ đạm từ 30% hoặc dùng cám công nghiệp. Lượng thức ăn dao động 3-5% với cá cá nhỏ, khi trưởng thành có thể giảm xuống còn 1-2%.

Ngoài ra, nên theo dõi sức ăn để điều chỉnh phù hợp, nếu thấy dư thừa trên mặt nước cần vớt bỏ để không gây ô nhiễm. Cách 10 ngày bổ sung vitamin C 1 lần nhằm tăng sức đề kháng.

 

Quản lý môi trường ao nuôi

Mỗi tháng thay nước trong ao, bể nuôi khoảng 2-3 lần, khoảng 40-50% lượng nước trong bể. Với các loại bể bạt, bể xi măng sẽ sạch lâu hơn so với ao đất nên mỗi tháng chỉ cần thay khoảng 1-2 lần.

Mỗi lần cho ăn xong nên đợi khoảng 1-2 giờ, nếu vẫn thấy còn thức ăn thừa trong bể, ao nuôi thì vớt hết ra và đem bỏ tránh làm ô nhiễm. Ngoài ra, không nên vệ sinh bằng các loại chất tẩy mạnh tránh làm cho cá ngộ độc nếu chất tẩy rửa còn tồn đọng.


Phòng và trị bệnh

Theo kỹ thuật nuôi cá rô đầu nhím đúng tiêu chuẩn, bà con cần thay nước thường xuyên, duy trì độ pH đạt chuẩn để phòng và hạn chế dịch bệnh. Sau mỗi lần cấp nước thì bón thêm vôi nhằm khử khuẩn, tránh vi khuẩn lây lan. Bên cạnh đó nên trộn men tiêu hóa cùng vitamin C vào thức ăn để cá lớn nhanh hơn.


Thu hoạch và tiêu thụ cá rô đầu nhím

Khoảng 2-3 tháng sau nuôi cá lớn là đã có thể thu hoạch. Lúc này cá đạt kích thước tầm 5 tới 7 con/kg. Thông thường, giá cá rô đầu nhím tươi sẽ dao động từ 30.000 – 32.000 đồng.

Trên đây là kỹ thuật nuôi cá rô đầu nhím chi tiết, bà con nên chú trọng từng khâu để giúp nâng cao năng suất. Ngoài ra, hãy chú ý đến quy trình phòng, ngừa bệnh, tránh gây ra những tổn thất.

 

Tìm kiếm có liên quan

Kỹ thuật nuôi cá nâu thương phẩm

Cách lựa chọn cá chép đỏ

Kỹ thuật nuôi cá lóc thương phẩm

 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU VIFOODS

48 Đường 2c KDC Phú Mỹ, Phường Phú Mỹ, Quận 7, Tphcm
0567.44.1234 - 0566.950.950
Website:https://traicagiong.com.vn/📩 𝐌𝐚𝐢𝐥: [email protected]